Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Nhiều cơ sở sản xuất bàn học sinh mới chỉ thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ mà chưa thỏa mãn yếu tố khoa học.

“Đấu tranh” để… thay bàn học sinh

Vấn đề nan giải chính ở việc bàn học sinh các trường được trang bị từ khá lâu, lúc đó chưa chú ý đến quy định của ngành y tế… Cho dù có khuyến cáo của bác sĩ phụ trách công tác y tế học đường ở Sở Y tế “phải thực hiện ngay, nếu không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ” thì các trường cũng “lực bất tòng tâm”.

Bà Lê Thị Minh Loan, Phó phòng Giáo dục Q.9 chia sẻ:

“Theo quy định của ngân sách thì mỗi năm các trường chỉ được phép thay 10% bàn ghế cũ, nếu có yêu cầu cấp bách thì phải trình dự trù để xét duyệt. Song việc thay đổi không thể tiến hành đồng loạt mà phải có kế hoạch dài hơi, ưu tiên những trường xây mới hoặc sửa chữa lớn chứ kinh phí của nó không nhỏ”. Thế nên, ở năm học này tại Q.9 mới chỉ có trường TH Nguyễn Minh Quang sắp khánh thành là sử dụng đúng quy cách.

Có như vậy bàn học sinh mới dần được thay đổi phù hợp.

Hay như Q.7 cũng đầu tư cho trường chuẩn quốc gia, trường xây mới trước, những trường còn lại thì cân đối kinh phí mỗi năm 1 trường. Tính toàn Q.7 mới có 5/14 trường tiểu học, 3/6 trường THCS và các trường mầm non đạt quy cách bàn ghế học sinh .

Theo quy định, thực hiện dự án xây dựng trường mới, trong đó có dự trù bàn ghế đều do ban quản lý dự án của quận, huyện làm chủ đầu tư, còn trường học chỉ là đơn vị thụ hưởng. Thế nên khi đấu thầu gói bàn học sinh thì ban quản lý dự án không có sự trao đổi với ngành giáo dục, dẫn đến tình trạng sản phẩm đóng mới chỉ đạt yêu cầu thẩm mỹ mà không thỏa mãn yếu tố khoa học… Một số quận huyện, Phòng Giáo dục đã không chịu ngồi chờ mà quyết “đấu tranh” để tất cả các hạng mục mua sắm trang thiết bị trường học ở các trường mới sẽ do hiệu trưởng làm chủ đầu tư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét