Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Hãy chao tặng bàn học sinh, sách vở đồ dùng cho các em học sinh nghèo miền núi

Nếu thiếu bàn học sinh các em có thể sẽ phải đứng để học

Sự thật là vùng núi nơi đây rất nghèo đói, cuộc sống thật sự quá khắc nghiệt đối với các em. Học sinh tiểu học tại Chung Chải nói riêng và các em nhỏ Mường Nhé nói chung đang rất cần sự chung tay, giúp đỡ. Một chiếc cặp sách, vài tập vở, vài bộ quần áo, vài đôi dép, vài con cá khô, và hơn nữa là những chiếc bàn học sinh … chính là những món quà ý nghĩa, góp phần giúp các em chống chọi với cái đói, vượt qua sự giày xéo của cái nghèo để vượt khó, học tốt.

Xã Chung Chải thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cách Hà Nội hơn 700km. Mặc dù nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé và được thụ hưởng các chính sách của nhiều chương trình như 134, 135 giai đoạn II; 167; 30a, 661… nhưng cuộc sống của đồng bào nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn.

Trường tiểu học Chung Chải có tổng số 528 học sinh với 12 điểm trường, trong đó có 05 điểm trường gặp nhiều khó khăn (Nậm Vì, Nậm Sin, Húi To, Xà Quế, Pá Lùng). Không khó để bắt gặp những điểm trường với phòng học tạm, tranh tre, nứa lá do phụ huynh dựng giúp mỗi khi vào năm học mới. Sự “đủ đầy” về bàn ghế, dụng cụ, trang thiết bị học tập là một ước muốn thật xa xỉ. Học sinh đều là đối tượng con em hộ nghèo thuộc các dân tộc: Hmông, Hà Nhì, Si La.

Người thầy vẫn thường đứng lớp giảng bài nhường bàn học sinh cho các em

Hình ảnh cảm động về người giáo viên vùng cao sự hi sinh nhường bàn học sinh cho các em là một nghĩa cử thực sự cao đẹp. Nó xuất phát từ trái tim những người thầy, từ tình cảm gắn bó và thấu hiểu cho hoàn cảnh của các em học sinh nơi đây.

Con đường từ Điện Biên lên Mường Nhé, gặp ngày nắng thì mất 12 giờ chạy xe, gặp ngày mưa thì chỉ có nước kiếm chỗ ngủ lại giữa đường chờ tạnh. Còn tại Chung Chải, từ Pá Lùng và Xà Quế đến đường giao thông phải mất 2 tiếng đi bộ. Từ Nậm Vì, Nậm Sin, Húi To, Xà Quế, Pá Lùng thì phải đi 24 – 35 km mới đến điểm trường chính.

Đường đi từ các bản đến điểm trường vừa xa, vừa khó khăn, nên 100% học sinh đều ở nội trú. Việc tự gùi gạo, tự trồng rau và tự lên thực đơn với số tiền trợ cấp 100,000đ/tháng đã trở thành những công việc quen thuộc của của các em. Thực đơn hằng ngày vẫn là cơm trắng, rau và muối, bữa nào ”sang” thì có thêm lạc hoặc cá mắm.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét