Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Con bạn có đôi mắt sáng và khỏe nhờ có tính năng thay đổi chiều cao của bàn học sinh

Bàn học sinh chống bệnh cận thị cho con bạn

Nguyên nhân chính gây ra bệnh cận thị ở học sinh là do nhìn gần, cúi nhiều khi học tập. Bàn học sinh chữa bệnh với tính năng thay đổi chiều cao và thay đổi độ nghiêng giúp cho con bạn có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Đảm bảo chiếu sáng tốt, nhà trường phải đảm bảo điều kiện của các lớp học theo đúng quy định, cụ thể: Phòng học cần chiếu sáng đồng đều không dưới 100 Lux. Nếu có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới 300 Lux. Tăng cường chiếu sáng tự nhiên. Tổng diện tích cửa phòng học không dưới 1/5 diện tích phòng học. Trần, tường phải sáng mầu. Tránh các đồ vật có bề mặt bóng gây lóa. Bóng điện phải được bố trí phù hợp và treo cao cách mặt bàn 2,8 mét, tránh sấp bóng, tránh lóa. Hướng ngồi của học sinh không được quay lưng ra cửa.

Cấu trúc và sắp xếp bảng, bàn học sinh phải đảm bảo yêu cầu: Bảng học mầu xanh lá cây hoặc màu đen và được chống lóa. Kích thước bảng: dài 1,8 – 2 mét, rộng 1,2 – 1,5 mét được treo ở giữa lớp học, mép dưới cách nền 0,8 – 1 mét. Chữ viết trên bảng chiều cao không dưới 4 cm. Bàn học đầu cách bảng 1,7 – 2 mét, bàn học cuối cách bảng không quá 8 mét.

Cận thị là mắt chỉ nhìn thấy vật ở gần chức không nhìn thấy vật ở xa. Biểu hiện ban đầu của bệnh là mỏi mắt, căng mắt, nhức đầu khó chịu khi đọc sách, tiếp theo là nhìn mờ, không nhìn thấy vật ở xa

Tác hại của bệnh cận thị:

 

-          Hạn chế sự phát triển toàn diện của học sinh;

-          Hạn chế các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe;

-          Hạn chế sự lựa chọn ngành nghề trong cuộc sống,

-          Hạn chế một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày của học sinh.

-        Hạn chế một phần kết quả học tập do mắt chóng bị mỏi, do nhìn bảng không rõ, viết và đọc chậm; dễ bị tai nạn trong lao động, sinh hoạt.

Chiều cao của bàn học sinh phù hợp với chiều cao của học sinh.

Nguyên nhân gây bệnh:

 

-         Kích thước bàn học sinh không phù hợp tuổi học sinh khi ngồi học, bàn ghế không đồng bộ. Mặt  bàn học sinh nằm ngang không có độ nghiêng.

 

-     Thiếu ánh sáng: do cấu trúc phòng học không đúng quy cách, cửa sổ quá bé, mở không đúng hướng, diện tích phòng học quá rộng, quá dài. Do không có ánh sáng nhân tạo hoặc bóng đèn treo quá cao, ít bóng, công suất bóng nhỏ.

 

-       Chất lượng học phẩm kém không đảm bảo yêu cầu vệ sinh như: sách giáo khoa in giấy xấu, chữ nhỏ, khoảng cách giữa các chữ, các dòng quá gần.

 

-          Do thể trạng của học sinh gầy yếu, hay ốm đau.

 

-       Ý thức vệ sinh trong học tập của học sinh chưa tốt như: nằm đọc, cúi sát bàn khi học.

 

-          Do di truyền.

 

Phương pháp phòng bệnh cận thị cho học sinh

 

-       Bạn cần phải căn cứ vào chiều cao cụ thể của con để chọn bàn ghế học sinh phù hợp. Công thức : kích thước ghế bằng 0,27 và bàn bằng 0.46 chiều cao trẻ. Mặt bàn nghiêng 15 độ để khi trẻ ngồi dựa lưng vào ghế vẫn có thể nhìn rõ toàn trang sách. Nên chọn mua bàn có màu nhẹ, trung tính, không bóng dễ gây lóa như: xanh lá cây, vàng nhạt tạo cho trẻ cảm thấy thoải mái khi ngồi học.

-       Chế độ học tập của học sinh hợp lý, kết hợp học tập, vui chơi, nghỉ ngơi, lao động để mắt được nghỉ.

 

-       Giáo dục cho học sinh có ý thức vệ sinh trong học tập đồng thời tăng cường nâng cao sức khỏe qua chế độ dinh dưỡng đủ chất, bổ sung vitamin A cho học sinh.

 

-          Các học phẩm phải đảm bảo chất lượng.

 

-      Hàng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra thị lực cho học sinh để phát hiện sớm các trường hợp mắc tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng để có biện pháp điều trị phù hợp. Khi bị cận thị phải đeo kính đúng số thầy thuốc đã chỉ định.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét