Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Những ý kiến đưa ra từ việc bàn học sinh đạt tiêu chuẩn thế nào

Ý kiến của bộ đưa ra về bàn học sinh

Hôm qua (18/11), Bộ GD-ĐT đã đưa ra lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn bàn học sinh phổ thông (HSPT).

Theo đó, bàn ghế HSPT có thể liền khối hoặc rời nhau độc lập, có ngăn đựng sách, vở, đồ dùng học tập và góc, cạnh phải nhẵn, không sắc cạnh đảm bảo an toàn. Mặt bàn, mặt ghế phải được làm bằng vật liệu cứng chịu lực như gỗ, nhựa… chịu được nước, không cong vênh, không độc hại, chịu được ôxy hoá với các vùng thường xuyên ngập lụt và hợp với quy định của Bộ Y tế về vệ sinh trường học. Màu sắc bàn ghế phải là màu gỗ tự nhiên, sáng, không loá. Đó là ý kiến của bộ đưa ra tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều của tập thể phụ huynh học sinh và nhà trường về sự tương thích của sản phẩm này với học sinh

Về cách bố trí các bàn học sinh

Quy định yêu cầu hai dãy bàn học sinh phải kê cách nhau 80cm; khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng phải bảo đảm cho học sinh ngồi ở vị trí trong cùng và vị trí ngoài cùng của hàng bàn đầu có góc nhìn đến bảng không nhỏ hơn 30o và góc quay đầu tối đa không lớn hơn 60o. Để có thể đảm bảo bàn học sinh phù hợp với đa số học sinh, trong một phòng học nên bố trí đồng thời một số cỡ số bàn ghế (tối thiểu là hai cỡ số bàn ghế)…đúng vậy việc phòng học chỉ làm theo một bàn ghế chuẩn nào đó sẽ không thích hợp cho lớp học vì trong lớp mỗi em học sinh có chiều cao khác nhau, nên có thể có một vài kích cỡ bàn ghế trong lớp học để các em được học tập trong một môi trường lý tưởng nhất, với cơ sở vật chất tốt, sẽ không gây ảnh hưởng về sức khỏe và trí tuệ của các em.

Nhiều em ngồi học sai tư thế do bàn học sinh không đúng chuẩn

Thấp thoáng đâu đây vẫn còn có những thiếu thốn và khổ sở. Có nhiều xã nhiều trường học vì điều kiện kinh tế quá khó khăn đã mượn những ngôi chùa lâu năm làm lớp học cho học sinh

Những ngôi chùa làm trường học với những bộ bàn học sinh

Có nhiều ngôi chùa từ lâu đã dang rộng vòng tay để đón những lớp học sinh đến học. Những bộ bàn học sinh đã cũ, những chiếc bảng cũ đã tạo thành lớp học cho học sinh. Việc lấy chùa làm trường học thường là việc rất hiếm gặp nhưng có những nơi vì điều kiện kinh tế quá khó khăn bắt buộc  phía nhà trường phải làm như vậy để đảm bảo kiến thức cho các em và cho các em đi học đúng với lứa tuổi của mình. Điển hình như một ngôi chùa ở Kim Động, Hưng Yên). Sân chơi chung với khu vực sản xuất, lớp học ngay sát khu chăn nuôi. 9 lớp của trường tiểu học Nghĩa Dân (Kim Động, Hưng Yên) phải nương nhờ nơi cửa Phật hoặc đình làng, hội trường của các thôn, xã đã nhiều năm nay

Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, ngay cả bàn học sinh cũng không đủ và chuẩn

Dãy nhà liêu xiêu trong khuôn viên chùa Thiên Phúc, thôn Đào Xá dùng để làm phòng học cho học sinh thiếu phòng học của trường tiểu học Nghĩa Dân. Các cô giáo dạy học tại đây cho biết, đầu hồi là khu chăn nuôi lợn của một hộ gia đình. Nhiều lần nơi đây bốc mùi khó ngửi khiến cô và trò thường phải bịt mũi vừa dạy vừa học.

Do điều kiện học tập ở các lớp học nhờ địa điểm không tốt bằng nơi học chính, nhà trường thường điều động giáo viên tốt nhất về công tác. Thiếu thốn bàn học sinh, và không được học trong một môi trường tốt thế nhưng những học sinh nơi đây vẫn say sưa với những bài giảng của thầy cô giáo, vẫn ngoan ngoãn và lê phép. Đó chính là tấm gương về nghị lực cho mỗi người học hỏi và noi theo.

 

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Bàn học sinh mẫu giáo và sự phát triển vượt bậc của ngành mầm non

Phát hiện mới cho bàn học sinh mẫu giáo

Quyết định thay đổi bàn học sinh mới nhất được bộ đưa ra vừa qua đã làm gây nhiều xôn xao cho liên ngành giáo dục. Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra rẳng liệu bàn học sinh mới có thực sự thoải mái với các em học sinh hay không. Thiết nghĩ do được hình thành thói quen từ trước nên việc áp dụng sản phẩm mới này là điều rất khó đối với học sinh, thế nhưng nếu cứ theo kiểu bàn ghế cũ thì hiện tượng học sinh mắc những căn bệnh về học đường vẫn còn tăng nhanh. Việc thay đổi bàn ghế, nhất là bàn ghế mẫu giáo sẽ là một bước đột phá mới cho ngành giáo dục. Các em học sinh mẫu giáo cần được quan tâm đặc biệt hơn bởi lứa tuổi này nếu không sử dụng bàn ghế chuẩn sẽ gây ra những khó khăn cho các em về sức khỏe và tâm lý

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng bàn học sinh cho trẻ mẫu giáo

Thực hiện chương trình đổi mới ngành học mầm non, 100% trường lớp thực hiện đủ, đúng chương trình giáo dục mầm non mới ở tất cả các độ tuổi, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên đều được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, thực hiện các chuyên đề cho trẻ mẫu giáo làm quen với văn học, chữ viết, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các trường mẫu giáo dân lập, tư thục đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất bàn học sinh nâng cao các điều kiện nuôi dạy trẻ; thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngày được nâng cao và được phụ huynh tin tưởng, đánh giá cao.

Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chuyển biến rõ rệt. Đội ngũ giáo viên tăng nhanh về số lượng và trình độ chuyên môn được nâng cao

 

 

Trẻ mầm non giúp các cô chuẩn bị bàn ghế giờ ăn trưa

Trẻ mầm mon cùng giúp cô giáo kê lại bàn học sinh xóa bỏ tính ỷ nại của trẻ

Theo các chuyên gia tâm lý, bắt đầu từ tuổi lên 3, trẻ dần dần thích tập làm mọi việc một mình. Bé luôn muốn tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh để không bị nhàm chán và phụ thuộc vào người khác. Hãy cho trẻ học cách tự làm một số việc nho nhỏ, sắp xếp bàn học sinh trong giờ ăn trưa, cất đồ chơi, hay mang đồ chơi ra, để trẻ  không ỷ lại vào người lớn là một cách giúp trẻ thông minh hơn và trưởng thành hơn.

Tuy nhiên, có những bé thường xuyên yêu cầu sự giúp đỡ của người thân. Những biểu hiện trên sẽ là bình thường khi bé còn nhỏ, nhưng khi đã lớn hơn một chút thì đó sẽ trở thành dấu hiệu đáng ngại mà các bậc cha mẹ cần quan tâm.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy – Hội trưởng Hội quán các bà mẹ, khuyên: “Thời điểm hình thành thói quen tự lập của mỗi trẻ khác nhau nhưng vẫn có những mốc chung để cha mẹ quan sát biết được mức độ con mình phụ thuộc vào người thân như thế nào so với bạn bè cùng lứa

Kê lại bàn học sinh, sắp xếp lại đồ chơi giúp trẻ trưởng thành hơn..

Ngoài ra, việc trò chuyện cùng các phụ huynh khác có con ở cùng lứa tuổi sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề mà con mình đang gặp phải. Từ đó tham khảo kinh nghiệm, cách ứng xử với con sao cho hợp lý nhất trước những tình huống tương tự”. Mọi hành vi đều được nuôi dưỡng và tập luyện ngay từ khi còn rất nhỏ, như nhờ các em kê lại bàn học sinh, nhờ lấy giúp đồ vì vậy một thành viên của hội quán chia sẻ: “Cha mẹ nên nhớ giai đoạn 2-3 tuổi bé đang muốn khẳng định mình, muốn tự mình làm nhiều việc. Đừng làm giùm con, hãy kiên nhẫn và vui mừng vì bé biết tự làm, biết chia sẻ công việc thay cho cách quan tâm đến bé làm có sạch không, có nhanh không… Nếu chú ý đến khía cạnh này nhiều quá, giành hết việc về mình dần dần ba mẹ sẽ trở thành chỗ dựa dẫm, ỷ lại của bé”.

Một giáo viên của Trường mầm non Vàng Anh (Q.5, TP.HCM) cho biết: “Khi bé muốn tự làm một việc gì đó, điều quan trọng là người thân luôn theo dõi, quan sát bé để đưa ra sự giúp đỡ đúng cách. Hãy đem đến cho bé niềm cảm hứng khiến công việc này trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng hạn bên cạnh việc dạy bé cách mặc quần áo, bạn hãy kể ra ý nghĩa những hình thù ngộ nghĩnh trên áo và tưởng tượng ra một câu chuyện thú vị đằng sau đó để bé thấy thích thú. Tưởng tượng ra những việc làm có liên quan đến các vật, sự kiện mà bé đã biết sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi”. Ngoài ra, để tập cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ, các giáo viên mầm non thường dùng chiêu: “Rủ trẻ cùng làm hoặc nhờ làm giúp cô một số việc đơn giản như cất giỏ khăn, giỏ yếm, ghế… Tâm lý của trẻ rất thích thú khi được người lớn nhờ làm bất cứ việc gì để bé có cơ hội được thể hiện mình ”

Thạc sĩ Phạm Thị Thúy – chuyên viên tư vấn của Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM, tư vấn: “Khi bé nhõng nhẽo muốn nhờ vả, ỷ lại, ba mẹ đừng mềm lòng mà hãy kiên quyết giúp bé tự làm mọi việc bằng cách tạo dựng cho bé niềm tin vào chính khả năng của bản thân”.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Các chuyên gia về trẻ em cho rằng tạo không gian học tập riêng, với bàn học sinh riêng sẽ tạo cho trẻ sự tập trung hơn

Bàn học sinh riêng sẽ làm cho bé trưởng thành hơn và tập trung hơn khi làm bài

Một bàn học sinh riêng để  viết, vẽ, học tập là một bổ sung quan trọng đối với bất cứ một phòng riêng nào của trẻ mà các phụ huynh nên đặc biệt phải lưu ý.

Một trong những cách quan trọng nhất để khuyến khích sự quan tâm của trẻ ở trường, ở nhà là thiết lập góc học tập riêng cho trẻ. Có một khu vực “học tập chuyên dụng” bao gồm một không gian để viết, để ôn bài sẽ giúp trẻ tập trung vào bài tập ở nhà của mình hơn.

Bàn học sinh riêng tạo cho trẻ thói quen gọn gàng và trách nhiệm với việc học tập

Khi một đứa trẻ có bàn viết hay bàn học sinh để học tập, bạn có thể dễ dàng theo dõi trẻ làm việc của mình hiệu quả đến thế nào.

Ngoài ra, bạn sẽ biết được tính gọn gàng của con trong việc lưu trữ những thư mục trên bàn. Nếu trẻ lộn xộn, thì bàn học của trẻ cũng vậy. Lúc ấy bạn hãy nhắc nhở trẻ ngay để con bạn có thói quen ngăn nắp từ bé.

Khi trẻ phải làm việc chung với người khác hoặc những người khác làm việc trên bàn học của trẻ có thể dễ dàng khiến trẻ bị phân tâm.

Do đó, một bàn làm việc dành riêng cho trẻ cho phép trẻ giới hạn những phiền nhiễu xung quanh. Ví dụ, bạn có thể đảm bảo bàn viết của trẻ ở trong một khu vực mà không nghe được tiếng ti vi. Bạn cũng có thể giảm thiểu sự hỗn loạn trên bàn viết của trẻ bằng cách chỉ cung cấp một số sách vở, giấy bút cần thiết cho trẻ học tập.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Thiếu kinh phí học sinh ít nhất còn sử dụng bàn học sinh cũ trong 2-3 năm nữa

Quy định đã có sao không thực hiện bàn học sinh đúng chuẩn giáo dục

Sự thật nghị quyết thay đổi kích cỡ bàn học sinh của bộ đã có thông báo từ rất lâu nhưng các trường vẫn còn ì ạch không triển khai kế hoạch. Nguyên nhân vẫn là kinh phí với sự thay đổi số lượng bàn học sinh lớn như vậy thì lấy tiền ở đâu trong khi có rất nhiều trường học đang gặp khó khăn về kinh tế, những trường ở nông thôn, hay các tỉnh vùng núi thì sẽ lấy kinh phí ở đâu khi đời sống kinh tế của các hộ gia đình nơi đây còn gặp khó khăn, cuộc sống của họ ăn còn chưa đủ no, ở những vùng miền núi chỉ cần có một lán nhà dựng lên đã thành lớn học rồi chứ chưa nói gì đến bàn ghế học sinh.

 

Bàn học sinh còn thiếu chứ chưa nói gì đến việc phải đạt chuẩn

Trên thực tế ở các tỉnh miền núi thiếu bàn học sinh trầm trọng, có nhiều học sinh phải ngồi ở những chiếc bàn cũ rích tưởng như chỉ cần một cơn gió qua cũng có thể đổ được. Sự thật đây là vấn đề đau đầu nhất đối với các nhà giáo dục. Câu hỏi về sức khỏe của các em, chất lượng học tập của các em và câu hỏi về nguồn kinh phí luôn là dấu chấm hỏi cho các trường và các trường đang phải chờ đợi, chờ đợi nguồn kinh phí từ phía nhà nước. Trao đổi với chúng tôi vào sáng 10/4, thầy Nguyễn Văn Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (quận 3, TPHCM), cho biết nhà trường đã có kế hoạch thay đổi toàn bộ bàn, ghế mới cho học sinh nhưng phải chờ đến đầu năm học 2012-2013 mới có thể thực hiện. Nguyên nhân do chi phí trang bị toàn bộ bàn, ghế mới không nhỏ, nhà trường phải cân đối, điều chỉnh nhiều khoản thu, chi khác mới có đủ tài chính thực hiện, vì thế chưa thể tiến hành ngay trong năm học này. Tuy nhiên, với số lượng 75 lớp học hiện có, sĩ số bình quân 38-45 học sinh/lớp, nếu trang bị đồng loạt bàn, ghế mới giá 2 triệu đồng/bộ, tổng kinh phí đến hơn 6 tỷ đồng, dù cố gắng hết sức nhà trường cũng không thể thực hiện. Do đó, “chúng tôi chọn hình thức mỗi năm thay mới bàn, ghế cho vài lớp học, bắt đầu thực hiện từ năm sau. Dự tính trong vòng 4 năm, tức đến năm 2016 mới hoàn thành”, thầy Vân bày tỏ.

Còn tại Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận), thầy Nguyễn Hoàng Việt, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường mới tiến hành cải tạo, thay mới cơ sở vật chất cách đây hơn 4 năm, tất cả trang thiết bị đều còn sử dụng tốt, nay nếu thay mới toàn bộ bàn, ghế sẽ gây lãng phí lớn. Hơn nữa, dù có thực hiện, nhà trường cũng không tìm đâu ra nguồn kinh phí. “Tạm thời trong năm học tới, chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng lại bàn, ghế cũ. Nếu thực hiện theo quy định mới có lẽ phải chờ hướng dẫn của Sở GD-ĐT”, thầy Việt chia sẻ. ( sưu tầm và biên soạn)

 

 

Nhiều cơ sở sản xuất bàn học sinh mới chỉ thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ mà chưa thỏa mãn yếu tố khoa học.

“Đấu tranh” để… thay bàn học sinh

Vấn đề nan giải chính ở việc bàn học sinh các trường được trang bị từ khá lâu, lúc đó chưa chú ý đến quy định của ngành y tế… Cho dù có khuyến cáo của bác sĩ phụ trách công tác y tế học đường ở Sở Y tế “phải thực hiện ngay, nếu không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ” thì các trường cũng “lực bất tòng tâm”.

Bà Lê Thị Minh Loan, Phó phòng Giáo dục Q.9 chia sẻ:

“Theo quy định của ngân sách thì mỗi năm các trường chỉ được phép thay 10% bàn ghế cũ, nếu có yêu cầu cấp bách thì phải trình dự trù để xét duyệt. Song việc thay đổi không thể tiến hành đồng loạt mà phải có kế hoạch dài hơi, ưu tiên những trường xây mới hoặc sửa chữa lớn chứ kinh phí của nó không nhỏ”. Thế nên, ở năm học này tại Q.9 mới chỉ có trường TH Nguyễn Minh Quang sắp khánh thành là sử dụng đúng quy cách.

Có như vậy bàn học sinh mới dần được thay đổi phù hợp.

Hay như Q.7 cũng đầu tư cho trường chuẩn quốc gia, trường xây mới trước, những trường còn lại thì cân đối kinh phí mỗi năm 1 trường. Tính toàn Q.7 mới có 5/14 trường tiểu học, 3/6 trường THCS và các trường mầm non đạt quy cách bàn ghế học sinh .

Theo quy định, thực hiện dự án xây dựng trường mới, trong đó có dự trù bàn ghế đều do ban quản lý dự án của quận, huyện làm chủ đầu tư, còn trường học chỉ là đơn vị thụ hưởng. Thế nên khi đấu thầu gói bàn học sinh thì ban quản lý dự án không có sự trao đổi với ngành giáo dục, dẫn đến tình trạng sản phẩm đóng mới chỉ đạt yêu cầu thẩm mỹ mà không thỏa mãn yếu tố khoa học… Một số quận huyện, Phòng Giáo dục đã không chịu ngồi chờ mà quyết “đấu tranh” để tất cả các hạng mục mua sắm trang thiết bị trường học ở các trường mới sẽ do hiệu trưởng làm chủ đầu tư.

Hãy chao tặng bàn học sinh, sách vở đồ dùng cho các em học sinh nghèo miền núi

Nếu thiếu bàn học sinh các em có thể sẽ phải đứng để học

Sự thật là vùng núi nơi đây rất nghèo đói, cuộc sống thật sự quá khắc nghiệt đối với các em. Học sinh tiểu học tại Chung Chải nói riêng và các em nhỏ Mường Nhé nói chung đang rất cần sự chung tay, giúp đỡ. Một chiếc cặp sách, vài tập vở, vài bộ quần áo, vài đôi dép, vài con cá khô, và hơn nữa là những chiếc bàn học sinh … chính là những món quà ý nghĩa, góp phần giúp các em chống chọi với cái đói, vượt qua sự giày xéo của cái nghèo để vượt khó, học tốt.

Xã Chung Chải thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cách Hà Nội hơn 700km. Mặc dù nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé và được thụ hưởng các chính sách của nhiều chương trình như 134, 135 giai đoạn II; 167; 30a, 661… nhưng cuộc sống của đồng bào nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn.

Trường tiểu học Chung Chải có tổng số 528 học sinh với 12 điểm trường, trong đó có 05 điểm trường gặp nhiều khó khăn (Nậm Vì, Nậm Sin, Húi To, Xà Quế, Pá Lùng). Không khó để bắt gặp những điểm trường với phòng học tạm, tranh tre, nứa lá do phụ huynh dựng giúp mỗi khi vào năm học mới. Sự “đủ đầy” về bàn ghế, dụng cụ, trang thiết bị học tập là một ước muốn thật xa xỉ. Học sinh đều là đối tượng con em hộ nghèo thuộc các dân tộc: Hmông, Hà Nhì, Si La.

Người thầy vẫn thường đứng lớp giảng bài nhường bàn học sinh cho các em

Hình ảnh cảm động về người giáo viên vùng cao sự hi sinh nhường bàn học sinh cho các em là một nghĩa cử thực sự cao đẹp. Nó xuất phát từ trái tim những người thầy, từ tình cảm gắn bó và thấu hiểu cho hoàn cảnh của các em học sinh nơi đây.

Con đường từ Điện Biên lên Mường Nhé, gặp ngày nắng thì mất 12 giờ chạy xe, gặp ngày mưa thì chỉ có nước kiếm chỗ ngủ lại giữa đường chờ tạnh. Còn tại Chung Chải, từ Pá Lùng và Xà Quế đến đường giao thông phải mất 2 tiếng đi bộ. Từ Nậm Vì, Nậm Sin, Húi To, Xà Quế, Pá Lùng thì phải đi 24 – 35 km mới đến điểm trường chính.

Đường đi từ các bản đến điểm trường vừa xa, vừa khó khăn, nên 100% học sinh đều ở nội trú. Việc tự gùi gạo, tự trồng rau và tự lên thực đơn với số tiền trợ cấp 100,000đ/tháng đã trở thành những công việc quen thuộc của của các em. Thực đơn hằng ngày vẫn là cơm trắng, rau và muối, bữa nào ”sang” thì có thêm lạc hoặc cá mắm.

 

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Tình trạng bàn học sinh không đúng quy cách cũng xảy ra khá nhiều ở các trường THCS, THPT.

Nhiều học sinh thấy khó chịu với bàn học sinh quá thấp

Vì bàn học sinh quá thấp nên các em thường xuyên phải cúi gập người khi viết dẫn đến tình trạng khó chịu mỗi lần đến lớp. Việc ban hành quyết định bàn ghế học sinh chuẩn đã được bộ đề ra từ rất lâu nhưng đến nay vẫn còn nhiều trường chưa thực hiện được nguyên nhân đơn giản chỉ vì các trường chưa có kinh phí. Và vẫn đang chờ quyết định của bộ. Đây là một nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Hiện tượng thường xuyên xảy ra ở các trường tiểu học tỉnh lẻ là các em học sinh lớp 5 tuy có chiều cao gần bằng các em trung học cơ sở nhưng vẫn phải ngồi bàn học sinh lớp 1. Đó là vấn đề nan giải ở các trường tiểu học. Nhà trường muốn thay đổi nhưng vì kinh phí eo hẹp nên đành chịu đựng và chờ sự chợ giúp của bộ. Có những trường thương các em cứ phải khom lưng ngồi viết nên đã xin mấy bộ bàn ghế của cấp 2 cho các em học sinh lớp 5, nhưng con số đó vẫn là chưa đủ và các em vẫn phải khom lưng ngồi viết. Tương lại và sức khỏe cũng như việc học tập của các em sẽ ra sao khi phải ngồi trên bộ bàn ghế học sinh không đúng chuẩn này.

Tình trạng bàn học sinh không phù hợp với thể trạng học sinh xảy ra khá nhiều ở các trường phổ thông hiện nay

Tình trạng bàn ghế thấp, không phù hợp với thể trạng học sinh. Hiện nay, trường có khoảng 250 bộ bàn ghế (500 chỗ ngồi) không “khớp” với vóc dáng của học sinh, gây trở ngại cho các em khi ngồi học. Vừa qua, Ban giám hiệu Trường tiểu học Trần Văn Ơn đã xin 60 bộ bàn ghế cũ của Trường THCS Trưng Vương về sửa chữa lại để học sinh ngồi phù hợp hơn. “Việc xin bàn ghế cũ chỉ là giải pháp tình thế, chứ về lâu dài phải thay bàn ghế mới”, ông Nhứt nói. nhiều học sinh than thở vì bàn ghế thấp lè tè nên suốt cả buổi học, các em phải ngồi khòm lưng ghi chép rất khổ sở. Đó là chưa kể khoảng cách giữa bàn và ghế hẹp nên các em càng thấy không thoải mái. Ông Phan Khôi, Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Phú Thứ lý giải, sau khi chia tách Trường cấp 2, 3 Phạm Phú Thứ ra thành cấp 2 và cấp 3 riêng biệt, do thiếu cơ sở vật chất, nên Trường THPT Phạm Phú Thứ phải sử dụng 50 bộ bàn ghế của học sinh THCS trước đây cho học sinh cấp 3 ngồi học. Tuy nhiên, thể trạng của học sinh hiện nay cao to hơn nên bàn ghế cũ không còn phù hợp với vóc dáng của các em. Ông Khôi tỏ ra lo lắng, nếu phải thường xuyên ngồi học trong điều kiện bàn ghế thấp, không đúng chuẩn, học sinh sẽ đối diện với nguy cơ mắc các bệnh học đường. Thực trạng bàn ghế không đúng quy chuẩn không chỉ làm học sinh khốn khổ trong học tập mà còn làm các nhà quản lý giáo dục đau đầu, bởi chưa thể có ngay hướng giải quyết. Ông Nguyễn Đăng Ngưng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hải Châu, cho biết năm học 2012-2013 sắp đến, ngân sách GD-ĐT chi 1,3 tỷ đồng để mua sắm 100 bộ bàn ghế học sinh, tương ứng với 20 phòng học. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn quận có đến 400 phòng học cần phải được điều chỉnh hoặc mua sắm mới bàn ghế. Tính theo mức chi ngân sách này, cần đến 20 năm để ngành GD-ĐT quận Hải Châu thay đổi được hết bàn ghế cho học sinh (!?). “Qua khảo sát, chúng tôi biết thực trạng bàn ghế ở nhiều trường không phù hợp với học sinh, nhưng do vấn đề kinh phí nên khó có thể thay đổi hàng loạt được”, ông Ngưng cho biết thêm. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Thái Văn Hân, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, cũng thừa nhận tình trạng bàn ghế ở các trường phổ thông không phù hợp với thể trạng học sinh. Song, Sở GD-ĐT chỉ biết chờ Bộ GD-ĐT hướng dẫn điều chỉnh quy cách bàn ghế, rồi trên cơ sở đó mới có giải pháp phù hợp hơn.

Theo các bác sĩ Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng, bàn ghế không đúng quy cách, không phù hợp với thể trạng của học sinh sẽ gây khó khăn trong quá trình học tập của các em. Nguy hiểm hơn, học sinh phải học tập trong điều kiện phải thường xuyên khom lưng lâu ngày sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống, cũng như bị các chứng bệnh như

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh học đường chính là bàn học sinh

Những bất cập về bàn học sinh trong khắp cả nước hiện nay

Theo khảo sát thực tế bàn học sinh đang là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh học đường. Nhiều học sinh với tư thế ngồi học không thoải mái, gây ức chế, cọ quậy và phân tâm nên phần lớn không tập trung trong giờ học. Đây là tình trạng hết sức nguy hiểm bởi trong quá trình thầy cô giảng bài nếu các em không nghe bài hay không tập trung sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Nhất là các em sẽ học hành xa sút và không còn hứng thú đến trường. Bàn ghế liền làm cái cột sống cứng đơ trì trệ, không được vận động, căng thẳng… Cần phải nghiên cứu để sản xuất những bộ bàn ghế “hai trong một” vừa đảm bảo tư thế ngồi hợp lý vừa phòng tránh mệt mỏi, từ đó có hiệu suất cao trong học tập. Nghĩa là bàn ghế có thể điều chỉnh được khoảng cách, điều chỉnh được mặt phẳng. Đối với lớp học bán trú thì có thể điều chỉnh được thành giường nằm ngủ trưa.

Điều chỉnh bàn học sinh nghiêng học sinh sẽ ngồi ngay ngắn hơn.

Thực tế cho thấy khi để mặt bàn học sinh bằng phẳng học sinh ngồi ngục đầu nhiều hơn, nhưng khi điều chỉnh mặt bàn nghiêng học sinh ngồi ngay ngắn hơn. Mặt bàn phẳng cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến cột sống cổ C5 và C6 bị chèn ép, làm tổn thương dây thần kinh điều khiển hệ vận động, làm rối loạn chức năng vận động của tim, phổi, mắt và một số bộ phận khác…có một số chuẩn đưa ra khi áp dụng thực tế lại chưa phù hợp, vì tiêu chuẩn  bàn ghế học sinh mới chỉ dành chung cho học sinh tiểu học hoặc trung học mà chưa có quy định bàn ghế cho từng nhóm tuổi học sinh, đặc biệt là quy định chuẩn bàn ghế  theo thể trạng học sinh…

 

 

Hết lo học phí lại lo bàn học sinh không chuẩn

Học sinh bị vẹo cột sống do bàn học sinh không phù hợp

Ngay tại Thủ đô Hà Nội (cũ), hiện vẫn còn 15 điểm trường chưa tách cấp học, học sinh tiểu học và THCS nhiều năm liền phải học chung phòng học. Vì thế, học sinh lớp 1 và lớp 9 vẫn phải ngồi cùng một cỡ bàn, ghế.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu thiết kế trường học, Bộ GD&ĐT, hiện có tới hơn 50% học sinh tiểu học và hơn 70% học sinh lớp 8, 9 phải sử dụng bàn ghế kích cỡ không phù hợp. Nhiều công trình khoa học đã khẳng định, sử dụng bàn học sinh có kích thước không phù hợp, không đúng tiêu chuẩn sẽ khiến học sinh mệt mỏi, thiếu tập trung, lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh học đường như vẹo cột sống, cận thị, thậm chí cả bệnh xơ hóa cơ delta.

Gần một tuần nay, em Nguyễn Thanh Hải, học sinh lớp 2 ở Cẩm Phả, Quảng Ninh ngày nào cũng mang theo một cái gối đến trường để kê dưới ghế ngồi trong giờ học. Do khoảng cách giữa ghế và bàn quá xa, Hải lại nhỏ người hơn so với các bạn trong lớp nên để có thể ngồi viết được thoải mái, Hải phải lấy gối kê phía dưới chỗ ngồi của mình.

Em Hoàng Văn Tuấn, học sinh lớp 9 Trường THCS Mai Hùng, Quỳnh Lưu, Nghệ An do có kích thước cao và trọng lượng nặng hơn các bạn cùng độ tuổi, trong khi đó bàn ghế trong lớp đều cùng một kích cỡ nên từ ngày đi học đến giờ, lúc nào viết, em cũng phải cong lưng hết cỡ, cúi sát mặt xuống bàn. Và kết quả là cặp kính cận của Tuấn cứ phải tăng độ liên tục.

Thực trạng học sinh tiểu học và THCS phải ngồi học với bàn ghế không đúng quy chuẩn trong nhiều năm qua dường như đã không còn là chuyện của riêng địa phương nào.

Không nói đâu xa, ngay tại Thủ đô Hà Nội (cũ), hiện vẫn còn 15 điểm trường chưa tách cấp học, học sinh tiểu học và THCS nhiều năm liền phải học chung phòng học. Vì thế, dù học sinh lớp 1 và lớp 9 có kích thước, trọng lượng khác nhau nhưng vẫn phải ngồi cùng một cỡ bàn, ghế.

Vẫn còn một số nơi thiết kế bàn học sinh không đạt chuẩn

Một công trình nghiên cứu khác mang tên “Hệ thống bàn ghế tương hợp” của TS Lê Anh Dũng, Giám đốc Công ty Thiết bị trường học Việt Nam, người có 20 năm nỗ lực đi tìm giải pháp công nghệ để học sinh được học tập với bàn học sinh phù hợp, đã được Nhà nước cấp bằng độc quyền về kiểu dáng công nghiệp cũng cho thấy: Hệ thống bàn ghế của HS hiện nay đều không đạt tiêu chuẩn vì mỗi lớp được trang bị 1 loại, mỗi cấp 1 loại và đều là bàn ghế không điều chỉnh được. Thậm chí, nhiều nơi do cơ sở vật chất thiếu thốn nên tiểu học, THCS và THPT phải học chung tại một điểm, trên một loại bàn ghế cùng kích cỡ.

Mặt khác, những bộ bàn ghế ở nước ta được thiết kế và chế tạo chưa dựa trên tiêu chuẩn nào mà chủ yếu chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc theo một mẫu nào đó sưu tầm được. Trong khi đó, theo nhận định của một số chuyên gia y tế, độ chênh lệch giữa bàn và ghế quá lớn sẽ khiến cho xương bả vai bị chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh, dẫn tới xơ hóa cơ delta và làm gia tăng bệnh học đường như gù, vẹo cột sống, cận thị.

 

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Học sinh chịu đựng bàn học sinh không đúng chuẩn

Học sinh học trong tình trạng ngồi ghép bàn học sinh đã hư hỏng

Ông Nguyễn Anh Đức, Hội trưởng Hội phụ huynh trường Hoàng Văn Thụ (xã Quảng Sơn, huyện Đăk G’long) bức xúc: “Hiện hầu hết bàn học sinh của trường đều bị hư hỏng, ngày nào phụ huynh cũng đến than phiền vì chuyện này. Lần này, tôi hỏi hiệu trưởng cũng nhận được câu trả lời là ngày mai mới chở bàn ghế về. Lúc nào cũng là ngày mai, nói như thế mãi sao được”.

Ông Đức cho biết thêm: Năm 2010, do không lấy đâu ra ghế ngồi cho những học sinh “có bàn nhưng không có ghế” nên Hội phụ huynh đã họp, trích tiền mua 60 chiếc ghế nhựa để cho các em ổn định chỗ ngồi. Mới đây, hội cũng vận động nộp tiền mua 34 bộ bàn ghế cho những học sinh giỏi nhằm khuyến khích cho nhiều em khác học tập. “Số tiền mua bàn ghế cho trường năm nào cũng có nhưng không biết nằm ở đâu?”. Ông Đức nói.

Bàn học sinh không hợp với chiều cao học sinh

Thực tế cho thấy, các phòng học nơi đây trông chẳng khác nào “phòng thập cẩm”, bàn dài, bàn ngắn, bàn máy vi tính, bàn học sinh vẽ mỹ thuật, ghế nhựa, ghế sắt, bàn ghế không cùng kích cỡ, hư hỏng… Có những chỗ ghế cao gần bằng bàn, bấp bênh.

Cô Nguyễn Thị Hương, giáo viên môn Vật Lý cho biết: “Bàn ghế lộn xộn, học sinh rất khó học và tiếp thu bài, không làm thí nghiệm cho các em ở bàn học được. Nhiều em đang ngồi học mà như đứng. Ở đây, phòng học có 37 đến 38 em là bình thường, bàn ngồi 2 em nhưng nhiều khi có đến 3-4 em, bàn 4 thì dồn lên 5”.

Em H’Bly, lớp 6D cho biết: “Em ngồi ghế vẽ mỹ thuật cao bằng bàn nên ngồi học rất khó, vừa đau lưng lại không viết được”.

Giáo viên mỹ thuật, cô Lê Thị Tú Linh nói: “Nhìn học sinh ngồi bàn ghế không phù hợp thấy mà thương. Đầu năm, giáo viên phải đi gom từng cái bàn ghế cũ để đóng lại để có cái cho các em ngồi học. Trường có 14 lớp nhưng có đến gần 500 học sinh, vì thế phòng thiết bị cũng được dùng làm phòng học, phòng truyền thống và thư viện thì dùng để họp phụ huynh. Ngay cả ghế họp phòng hội đồng cũng đưa xuống phòng học, giáo viên còn không có ghế ngồi”.

Ông Trương Văn Thương, Hiệu trưởng trường cho biết: “Trường đã có nhiều kiến nghị lên Phòng Giáo dục về tình trạng này, họ nói sẽ cấp nhưng lâu lắm”. ( sưu tầm và biên soạn)

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Nỗi lo lắng của phụ huynh học sinh khi con em mình phải ngồi bàn học sinh quá cao

Hiện tượng trong phòng học có 2 loại bàn học sinh

Hai hàng đầu là loại bàn học sinh nhỏ và thấp, các hàng còn lại cao hơn hẳn, thường dùng cho học sinh lớp lớn. Theo phản ánh của phụ huynh, tất cả học sinh lớp này đều phải ngồi học trên loại bàn cao ngông nghênh, trong khi hầu hết các em còn quá nhỏ.

“Nếu ngồi học như vậy thì không bao lâu các cháu sẽ bị cận hết”, một phụ huynh bức xúc.

Các phụ huynh cho biết thêm, hai hàng ghế thấp đầu trong phòng được nhà trường thêm vào từ phản ánh của họ. Hai hàng này ưu tiên cho những em nhỏ, em nào lớn hơn thì vẫn ngồi ở dãy bàn lớn.

Vẫn còn những dãy bàn học sinh cao quá khổ so với các em học sinh

Tuy nhiên, ở những dãy bàn cao vẫn còn nhiều em ngồi học mà cằm sát mặt bàn học sinh. Vì học tách biệt tại Nhà văn hóa nên học sinh tại những lớp này không được hòa vào không khí hoạt động chung của toàn trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp 2/8 cho biết, chỉ vào những ngày lễ lớn như tổng kết năm học hay khai giảng, các em mới được tập trung về trường. “Vào mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, các em được tập trung trước khoảng sân nhỏ trong Nhà văn hóa để làm nghi thức chào cờ. Hiệu trưởng sẽ sang phổ biến nội quy đầu tuần cho các em. Nhưng vì ít học sinh nên thường thời gian dành cho buổi sinh hoạt chào cờ diễn ra chỉ khoảng 15 đến 20 phút”, vị giáo viên chủ nhiệm nói. Hiện trường tiểu học Phước Bình có hơn 2.000 học sinh với 44 phòng học. Tọa lạc trong khuôn viên đất rộng, nhưng các phòng học ở đây đều là nhà cấp 4 lợp bằng mái tôn đã xuống cấp và thiếu ánh sáng.

Trao đổi với TS, Trưởng phòng đào tạo quận 9 Lê Thị Minh Loan cho biết, sở dĩ xảy ra tình trạng này bởi dân nhập cư vào quận quá đông làm tăng số học sinh trong phường. Thêm vào đó, một số học sinh của phường Phước Long cũng xin sang học tại Phước Bình dẫn đến việc không đủ cơ sở vật chất, phải dùng thêm địa điểm học khác tại Nhà văn hóa phường. ( sưu tầm và biên soạn)